Những dấu hiệu bất thường cảnh báo con tự kỷ

Trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện sớm sẽ dễ can thiệp và điều trị hơn (Ảnh: Hoàng Hà)

Trẻ tự kỷ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa

Phát hiện trẻ tự kỷ qua chuyển động mắt

Infographic: Dấu hiệu phát hiện trẻ tự kỷ

50% trẻ Mỹ mắc bệnh tự kỷ vào năm 2025?

Theo chuyên trang tự kỷ của Liên Hợp quốc, tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội.

Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động của nó đối với cộng đồng, năm 2007, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 là “Ngày thế giới nhận biết chứng Tự kỷ”.

Ở Mỹ, cứ khoảng 50 gia đình thì có 1 gia đình có trẻ tự kỷ. Tại Việt Nam, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ cũng đang tăng mạnh từng năm. Tự kỷ hay bị hiểu nhầm là rối loạn thần kinh, cảm xúc, chậm phát triển trí tuệ hoặc do bố mẹ gây nên.

Cho đến nay, ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ còn hạn chế, chưa có những nghiên cứu mô tả lâm sàng một cách toàn diện ở lứa tuổi nhỏ trước 3 tuổi. Do đó, nhiều trẻ tự kỷ được phát hiện muộn, làm chậm hoặc lỡ cơ hội đưa trẻ trở lại bình thường.

Chị Nguyễn Lan Phương và bé Hà Đình Chí - cậu bé tự kỷ nổi tiếng với khả năng hội họa (Ảnh: Phan Liên)

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi của Ths.BS Nguyễn Thị Hương Giang – Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ tự kỷ thường thể hiện ở:

1. Giao tiếp không lời

- Không giao tiếp bằng mắt khi được gọi hỏi

- Không xòe tay ra xin đồ vật

- Không lắc đầu khi phản đối

- Không biểu hiện nét mặt khi đồng ý

- Không chào hỏi bằng điệu bộ.

2. Quan hệ bạn bè

- Không chơi khi có trẻ khác rủ

- Không chủ động rẻ trẻ khác chơi

- Không chơi cùng nhóm trẻ.

3. Chia sẻ niềm vui, mối quan tâm, thích thú

- Không khoe đồ vật mình thích

- Không khoa khi được cho đồ vật

4. Thể hiện tình cảm

- Không thể hiện vui buồn

- Không nhận biết sự có mặt của người khác

- Không quay đầu lại khi được gọi tên

- Đánh giá chất lượng giao tiếp và lời lói

5. Sử dụng ngôn ngữ

- Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường

- Chậm, không phát triển kỹ năng nói so với tuổi.

6. Vui chơi

- Không biết chơi giả vờ

- Không biết bắt chước hành động

- Không biết bắt chước âm thanh

Những dấu hiệu sớm trên có thể chỉ ra rằng bé nhà bạn có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Nếu trẻ có bất kỳ một hoặc nhiều biểu hiện trên, hãy đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị sớm nhất. 

An H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ